Khi Các Bạn Vào Đăng Kí Diễn Đàn Hãy Đọc Mục Thông Báo Từ Admin Nhé Các Bạn !!!
Khi Các Bạn Vào Đăng Kí Diễn Đàn Hãy Đọc Mục Thông Báo Từ Admin Nhé Các Bạn !!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Administator (97)
Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_lcapVụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Apple_10Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_rcap 
Gemini (55)
Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_lcapVụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Apple_10Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_rcap 
tenny (9)
Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_lcapVụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Apple_10Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_rcap 
tu_timon123 (2)
Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_lcapVụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Apple_10Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu I_vote_rcap 

Share|

Xem chủ đề cũ hơn
Xem chủ đề mới hơn
Go down
Tác giảThông điệp
Gemini
TRUNG SĨ 2
TRUNG SĨ 2
Gemini
Cung Hoàng Đạo : Libra
Tổng số bài gửi : 55
Tiền Tích Luỹ : 5026
Danh Vọng : 37
Birthday : 09/10/1991
Tuổi : 32
Đến từ : Long An
Công Việc : student
Thú Cưng : kity9
Bài gửiTiêu đề: Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Empty27/4/2011, 7:38 pm

Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Ttt01110 Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Tt03-310

Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu 10_nghi1050
Nghị sĩ người Romania Adrian Severin có nguy cơ bị tước quyền miễn tố nếu được xác định vi phạm luật.
Vụ bê bối mệnh danh "đổi tiền lấy luật" này được báo chí châu Âu phanh phui từ đầu tháng 4/2011, khiến dư luận ở châu Âu bị sốc thật sự, vì không ai hình dung được một vụ việc bê bối "lãng xẹt" như vậy lại xảy ra ngay trong cơ quan lập pháp của EU, với số lượng nghị sĩ liên can nhiều như thế.

Trong vụ việc vừa xảy ra, một số phóng viên của tờ báo The Sunday Times đã đóng giả làm "nhà vận động hành lang" để tiếp cận các nghị sĩ Nghị viện châu Âu (MEP) đặt vấn đề vận động sửa đổi luật về ngân hàng. Trong khoảng thời gian 8 tháng cho đến khi vụ việc bị phanh phui, các "nhà vận động hành lang" của The Sunday Times đã tiếp xúc với khoảng 60 nghị sĩ và đề nghị sẽ chi cho mỗi người 100.000 euro nếu tu chính án được thực hiện. Trong số 60 nghị sĩ đó có 14 người đã bày tỏ sự quan tâm với đề nghị của nhóm "vận động hành lang" 4 trong số họ đã thực sự bắt tay vào thực hiện đề án, và 3 người đã sắp xếp một cuộc hẹn để nhận tiền của nhóm vận động hành lang giả.

Điều gây sốc nhất của vụ việc chính là ở chỗ hành động "vận động hành lang" này hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Trong đó, nghị sĩ người Áo Ernst Strasser, một trong 3 người tính nhận tiền của các phóng viên The Sunday Times, còn thẳng thắn khẳng định rằng mình muốn làm một nhà vận động hành lang thứ thiệt, và nhiệt tình mô tả tỉ mỉ tham vọng xây dựng cả một hệ thống vận động hành lang với tư cách là một nghị sĩ châu Âu.

Vụ việc đổ bể khi các đoạn video ghi lại các cuộc đối thoại, thương lượng giữa các phóng viên The Sunday Times với các MEP bị tung lên mạng Internet phát tán khắp toàn cầu, gây nên cú sốc lớn cho cộng đồng mạng xã hội ở châu Âu. Vụ đổ bể đã khiến cho ít nhất 4 nghị sĩ Nghị viện châu Âu bị "vạch mặt chỉ tên", bao gồm Strasser, nghị sĩ người Romania Adrian Severin, nghị sĩ người Slovenia Zoran Thaler và nghị sĩ người Tây Ban Nha Pablo Zalba Bidegain.

Trong số này, ông Severin là người duy nhất quyết liệt bảo lưu hành động của mình, khẳng định ông đã "ghi hóa đơn" 12.000 euro buộc nhóm vận động hành lang The Sunday Times giả phải trả cho việc ông giới thiệu tu chính án, và kiên quyết không từ chức nghị sĩ, nhưng cũng đã buộc phải rời khỏi nhóm nghị sĩ các đảng Xã hội và Dân chủ. 3 người còn lại đều từ chức nghị sĩ ngay khi vụ việc bị phanh phui mặc dù họ không hề vi phạm luật vận động hành lang và cũng chưa từng nhận tiền.

Cho dù các ông nghị châu Âu có vi phạm luật hay không, vụ việc cũng đã nhuốm màu bê bối đáng xấu hổ và khiến cho Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Jerzy Buzek bực bội và gọi hành vi của mấy ông nghị này là "đáng tởm" vì những hình ảnh về vụ việc không còn giới hạn ở châu Âu mà đã được phát tán trên Internet, lan đi khắp thế giới, làm cho hình ảnh của EU bị ảnh hưởng.

Ông Buzek tuyên bố MEP sẽ không dung túng cho những hành vi tương tự như vụ việc vừa xảy ra. Nhưng dư luận báo chí châu Âu cho rằng, ông Buzek nói thì dễ, nhưng đi vào thực tế mới thấy rằng thật khó trói buộc các ông nghị từ bỏ các khoản thu nhập khác ngoài lương chính thức. Trên thực tế, có nhiều ông nghị, ngoài nhiệm vụ chính thức ra còn kiêm nhiệm một lúc hàng loạt chức vụ, công việc "ngoài luồng" khác nữa nhưng luật pháp châu Âu không có quy định nào ràng buộc họ phải đặt lợi ích chung lên trên.

Một ví dụ điển hình về việc nghị sĩ châu Âu làm thêm ngoài giờ là nghị sĩ người Bỉ Jean-Luc Dahaene. Người ta không biết ông ấy lấy đâu ra thời gian để thực hiện nhiệm vụ chính tại Nghị viện châu Âu, vì ngoài chức Phó chủ tịch Ủy ban Ngân sách của MEP, ông Dahaene còn đảm nhiệm thêm các chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị và Hội đồng điều hành của ít nhất 6 tổ chức, công ty và trường học.

Ở đây, vấn đề "xung đột lợi ích" giữa công việc chung và việc riêng của các ông nghị được đặt ra một cách khá nghiêm túc, nhưng mọi bàn cãi rốt cuộc cũng chỉ dừng lại ở việc các nghị sĩ phải khai báo nếu xuất hiện những nguy cơ hay tiềm ẩn xung đột lợi ích trong các hoạt động "kiếm thêm" của các ông nghị. Và dư luận đang không tán thành với đề xuất này. Liên minh vì Minh bạch trong Vận động hành lang và Quy định về đạo đức chức nghiệp châu Âu (ALTER-EU) cho rằng, chỉ "yêu cầu khai báo" là chưa đủ mà phải ngăn chặn ngay khi có mầm mống "xung đột lợi ích" để tránh xảy ra các vụ việc bê bối đáng tiếc, như vụ trên đây.

Đồng tiền vận động hành lang ở châu Âu khác xa ở Mỹ, và ở châu Âu, giới vận động hành lang cũng không có thói quen chiêu đãi các ông nghị "ăn nhậu" để gia cố các mối quan hệ hoặc để "trả ơn" cho một ân huệ nào đó, như vẫn thường xảy ra ở Mỹ. Luật chống tham nhũng ở châu Âu rất nghiêm khắc, quy định chặt chẽ những hành vi nhận tiền như thế nào thì sẽ bị coi là "tham nhũng", là "ăn hối lộ". Tuy nhiên, ngay cả những quy định khắt khe này đôi khi cũng không thể giúp xác định được một hành vi nhận tiền để vận động hành lang, như trường hợp của ông Severin nêu trên, có được xem là "nhận hối lộ" hay không.

Hiện các nghị sĩ nhận tiền vận động hành lang từ nhóm phóng viên The Sunday Times đang được “điều nghiên” xem hành vi của họ có thật sự vi phạm luật pháp hay không. Nếu được xác định là có vi phạm thì chắc chắn họ sẽ bị tước quyền miễn truy tố dành cho nghị sĩ




Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Tt07-610 Vụ bê bối “đổi tiền lấy luật” gây chấn động Liên minh châu Âu Tt09-410

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ĐỜI SỐNG XÃ HỘI :: Pháp Luật Và Đời Sống-